Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 898 lượt bình chọn

Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng,... Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể cảnh báo xuất huyết đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng. Chính vì thế, bệnh nhân tuyệt đối không chủ quan. Cần chủ động thăm khám bác sĩ để tìm ra liệu pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Đi đại tiện ra máu tươi biểu hiện bệnh gì?

Đi cầu ra máu tươi thông thường là hiểu hiện bệnh lý ở đường tiêu hóa. Hiện tượng máu trong giấy vệ sinh hoặc máu lẫn trong phân kèm theo tình trạng khác như: đau thượng vị, đau bụng dưới, ngứa rát hậu môn, khó khăn khi đại tiện, chán ăn, mệt mỏi,...

1. Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến ở hậu môn – trực tràng. Bệnh thường gặp ở những đối tượng bị táo bón kinh niên, thừa cân – béo phì hoặc những người làm công việc nặng nhọc, ngồi nhiều,...

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

Triệu chứng: Khi bệnh mới khởi phát, bạn có thể nhận thấy vùng hậu môn đau rát nhẹ và ngứa. Tuy nhiên, khi búi trĩ đã hình thành, cơn đau ở vùng hậu môn có thể khởi phát khi đại tiện, ngồi, mang vác vật nặng hoặc đi lại. Hơn nữa, khi đi đại tiện, búi trĩ có thể ma sát với phân và gây ra tình trạng phân lẫn máu.

2. Đi đại tiện ra máu do viêm đại tràng co thắt

Tình trạng đại tiện ra máu có thể cảnh báo bạn đang bị bệnh viêm đại tràng co thắt. 

Nguyên nhân viêm đại tràng co thắt là do đại tràng co thắt quá mức, gây rối loạn đại tiện và làm tổn thương niêm mạc.

Nếu mắc phải bệnh lý này, người bệnh dễ gặp phải triệu chứng táo bón, tiêu chảy, phân chứa chất nhầy, máu,...

3. Đi vệ sinh ra máu do ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư đường ruột phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi dấu hiệu đại tiện ra máu, hậu môn sưng đau, người gầy yếu, mệt mỏi, chán ăn, da mặt xanh xao,...

>>Xem thêm: Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người. Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh, nên tiến hành thăm khám, xét nghiệm, tầm soát để sớm khắc phục kịp thời.

4. Đi ị ra máu do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và nam giới thuộc độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính nứt kẽ hậu môn là do táo bón kéo dài, do cơ địa da khô bẩm sinh.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng điển hình của bệnh: Xuất hiện các vết nứt ở hậu môn, đi kèm tình trạng sưng nóng, đau nhức, chảy máu khi đại tiện,...

5. Đi cầu kèm theo máu tươi cảnh báo polyp trực tràng

Polyp trực tràng là hiện tượng niêm mạc trực tràng xuất hiện khối u lành tính. Khối u này hiếm khi gây nguy hiểm cho tính mạng con người. 

Tuy nhiên, trong quá trình đại tiện, phân có thể ma sát với polyp và dẫn đến hiện tượng máu lẫn trong phân.

Mặc dù được đánh giá là bệnh lành tính. Tuy nhiên, một số polyp không được phẫu thuật kịp thời có thể chuyển biến thành ung thư và dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm.

6. Xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng chảy máu ở ruột già và hậu môn. Tình trạng này đặc trưng bởi dấu hiệu đại tiện ra máu tươi hoặc máu nâu. 

Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa dưới: Do ung thư, thiếu máu cục bộ, rối loạn máu hoặc viêm túi thừa,...

Lưu ý: Ngoài ra, hiện tượng đi ngoài ra máu cũng có thể khởi phát do ung thư dạ dày, áp-xe hậu môn, rò hậu môn,... vô cùng nguy hiểm.

Hiện tượng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Hiện tượng đi cầu ra máu có nguy hiểm không? Đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân tuyệt đối không chủ quan, coi thường. Hiện tượng này cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. 

Apxe hậu môn

Apxe hậu môn

  • Nếu khởi phát do xuất huyết tiêu hóa dưới, ung thư hoặc polyp,... biểu hiện đi kèm thường rất nghiêm trọng, dễ để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
  • Trong khi đó, nếu nguyên nhân do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng co thắt,... người bệnh có thể khắc phục bằng phương pháp bảo tồn. 
  • Mặc dù những bệnh lý này không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, phát hiện muộn và chữa không đến nơi đến chốn, bệnh nhân có thể đối mặt với biến chứng nhiễm trùng búi trĩ, áp-xe hậu môn, suy nhược cơ thể,...

Cách khắc phục đại tiện ra máu tươi tại nhà có hiệu quả?

Cách khắc phục chứng đi cầu ra máu tươi tại nhà có hiệu quả? Hiện tượng này không chỉ gây đau rát, khó chịu hậu môn. Thậm chí còn tăng nguy cơ thiếu máu, suy nhược cơ thể. Vì thế, bệnh nhân nên tiến hành các biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

  • Lá ngải cứu, rau sam, lá diếp cá,... có tác dụng cầm máu hiệu quả. Máu chảy ở khu vực hậu môn – trực tràng, bạn hãy xông hơi hoặc ngâm rửa tại chỗ. Trường hợp máu chảy do ruột già, có thể giã nát thảo dược và vắt lấy nước uống.
  • Uống nhiều nước, bổ sung chất xơ,... giúp làm mềm phân, tránh tình trạng chảy máu khi đại tiện.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu tự nhiên (dầu dừa, dầu oliu) để hạn chế nứt kẽ hậu môn
  • Tránh thực phẩm khô cứng, cay nóng, nhiều gia vị, đồ uống chứa cồn,... thực phẩm này có thể làm tăng khả năng táo bón, gây chảy máu khi đại tiện
  • Tập thói quen đại tiện vào khung giờ cố định. Thói quen này giúp cơ thể chủ động đào thải phân, hạn chế đau rát khi vệ sinh
  • Hạn chế vận động mạnh và quan hệ tình dục nếu bị bệnh lý liên quan hậu môn – trực tràng
  • Ngâm rửa hậu môn với nước muối ấm giúp giảm ngứa, chống viêm nhiễm, cầm máu nhanh
  • Tránh lo âu, căng thẳng quá mức. Căng thẳng thần kinh có thể làm gián đoạn hoạt động đường ruột
  • Bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng độ bền tĩnh mạch, giảm thiểu nguy cơ đại tiện ra máu
  • Nên ăn những thực phẩm có tính mát (hẹ, giá đỗ, rau xanh,...) giảm nhiệt cơ thể, hạn chế xung huyết búi trĩ.

>>Xem thêm: Đi ngoài ra máu 1 lần điều trị tại nhà triệt để không?

Đi ngoài ra máu khi nào cần gặp bác sĩ?

Đi cầu ra máu khi nào cần gặp bác sĩ? Như mọi người đã biết, triệu chứng đại tiện ra máu rất có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ung thư đại trực tràng. Nếu kéo dài, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường dưới đây, nên chủ động đến đơn vị chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, kiểm tra:

  • Đau bụng dữ dội
  • Đại tiện ra máu kéo dài hơn 3 ngày
  • Sốt cao
  • Buồn nôn
  • Xuất huyết nặng, có thể mất máu nhiều, dễ bị ngất xỉu, tụt huyết áp, co giật,...
  • Đại tiện không kiểm soát
  • Sụt cân bất thường

Cách điều trị dứt điểm chứng đi ị ra máu 

Cách điều trị dứt điểm chứng đi cầu ra máu là như thế nào? Hiện tượng này nếu xuất phát nguyên nhân bệnh trĩ, polyp,... bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ áp dụng phương pháp tân tiến, hiện đại nhất hiện nay.

  • Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT

Ưu điểm của phương pháp: Hạn chế đau đớn, giảm thiểu đau đớn, không xâm lấn tới các tế bào lành tính xung quanh. Nhờ đó không để lại sẹo xấu sau tiểu phẫu. Không tái phát, không biến chứng, không cần nằm viện quá lâu sau điều trị.

Đặc biệt, thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, nhuận tràng,...

Hiện tượng đi cầu ra máu là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Vì thế, nếu nhận thấy triệu chứng này kéo dài liên tục, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Mọi chi tiết liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn và giải đáp miễn phí. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối