Làm sao biết bị trĩ nội và hướng điều trị theo từng cấp độ bệnh

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 514 lượt bình chọn

Làm sao biết bị trĩ nội? Nhận biết bệnh trĩ nội như thế nào? Người bệnh cần biết phân biệt các cấp độ trĩ nội. Vì từng cấp độ khác nhau có phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Nắm rõ các triệu chứng bệnh giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. 

Làm sao biết bị trĩ nội để điều trị kịp thời?

Làm sao biết bị trĩ nội để điều trị kịp thời? Khi mắc bệnh trĩ nội, các triệu chứng của bệnh xuất hiện ở dưới đường lược. Trĩ nội khó phát hiện hơn trĩ ngoại. Chỉ đến khi búi trĩ to và sa xuống, người bệnh mới cảm nhận được.

Trĩ nội chia thành 4 giai đoạn, từng giai đoạn có những triệu chứng điển hình sau: 

  • Trĩ nội độ 1: Bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa thấy búi trĩ. Búi trĩ nằm sâu bên trong, khá mềm, nhỏ, có màu đỏ tươi hoặc tía. Khi đại tiện ra máu, máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia, màu đỏ tươi. Sau một thời gian, máu không trộn lẫn với phân nữa và xảy ra thường xuyên hơn.
  • Trĩ nội độ 2: Trĩ nội bắt đầu phát triển nặng hơn, búi trĩ to hơn, sa ra ngoài khi đại tiện. Sau đó, nó tự động co lại vào bên trong hậu môn. Giai đoạn 2, tình trạng chảy máu đã giảm so với giai đoạn 1.
  • Trĩ nội độ 3: Giai đoạn 3 bệnh rất nặng, búi trĩ phát triển lớn, cứng và có màu xám. Ngoài đi đại tiện, chỉ cần người bệnh có hành động: hắt hơi, đứng lâu,... búi trĩ sẽ dễ dàng sa ra ngoài. Giai đoạn 3, máu ít chảy hơn, thậm chí không chảy nữa.
  • Trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn cuối của trĩ nội. Giai đoạn này bệnh rất nguy hiểm với biến chứng: thiếu máu, sa nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng máu, rối loạn thần kinh, thậm chí ung thư trực tràng,...

Làm sao biết bị trĩ nội và hướng điều trị theo từng cấp độ bệnh

Cấp độ bệnh trĩ nội

Triệu chứng chung ở cả 4 giai đoạn của trĩ nội: Ngoài chảy máu, người bệnh thường cảm thấy đau, ngứa rát, khó chịu ở hậu môn.

Khuyến cáo: Như vậy, làm sao biết bị trĩ nội? Câu trả lời là dựa vào các cấp độ bệnh trĩ. Cấp độ bệnh trĩ thể hiện rất khác nhau, càng đến giai đoạn cuối, mức độ bệnh và triệu chứng diễn biến ngày một phức tạp. Nếu người bệnh không kiểm soát, chủ động thăm khám – điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người.

Xem thêm: Bệnh trĩ nội độ 2 và cách chữa “triệt để” không cần phẫu thuật

Một số nguyên nhân bệnh trĩ nội không thể xem nhẹ

Chỉ khác nhau về vị trí xuất hiện, còn nguyên nhân bệnh trĩ nội không có nhiều khác biệt so với trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính người bệnh cần nắm rõ để biết cách phòng ngừa tốt hơn.

  • Do tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài

Nguyên nhân: Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài khiến vùng hậu môn, trực tràng chịu áp lực lớn, tĩnh mạch bị giãn đột ngột. Hậu môn bị tổn thương, tĩnh mạch phình ra, hình thành búi trĩ.

  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý

Ăn quá no, nhịn đi đại tiện, đi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh, phải ngồi xổm làm việc, thức quá khuya, rặn quá mạnh khi đại tiện,... là nguyên nhân khiến trĩ nội hình thành.

  • Chế độ ăn uống không khoa học

Làm sao biết bị trĩ nội để phòng tránh và điều trị kịp thời, chính là dựa vào chế độ ăn uống không khoa học, không hợp lý. 

Ăn nhiều đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn khô cứng, khó tiêu,... nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

  • Tĩnh mạch phình gập

Nguyên nhân: Tĩnh mạch phình gập dẫn đến gấp khúc, tạo thành búi trĩ mềm

Triệu chứng: Búi trĩ có màu đỏ, dễ bị chảy máu,...

Làm sao biết bị trĩ nội và hướng điều trị theo từng cấp độ bệnh

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

  • Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ 

Hậu môn thường xuyên tiếp xúc với chất thải từ trong cơ thể thải ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Giải pháp: Sau khi đi vệ sinh, nên rửa sạch hậu môn bằng nước ấm. Hạn chế dùng giấy vệ sinh, vì giấy vệ sinh cứng, có thể làm trầy xước hậu môn,...

  • Phụ nữ mang thai 

Nguyên nhân: Khi mang thai, sức nặng của thai nhi áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch, từ đó hình thành trĩ nội.

  • Ít vận động 

Tác hại: Vùng hậu môn chịu áp lực lớn, khí huyết lưu thông không tốt, dễ gây nên trĩ nội.

Đối tượng mắc bệnh: Tài xế, dân văn phòng, phụ nữ mang thai,...

Xem thêm: Bệnh trĩ nội độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa dứt điểm

Vì sao cần điều trị các dấu hiệu bệnh trĩ nội sớm?

Làm sao biết bị trĩ nội? Nhận biết bệnh trĩ nội thông qua các triệu chứng. Đối với các triệu chứng này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm:

  • Nghẹt búi trĩ: Khiến búi trĩ càng ngày càng phình to ra, cứng hơn, gây đau đớn, khó chịu,... Thậm chí không còn khả năng quay lại hậu môn. 
  • Hoại tử dẫn tới viêm loét: Các búi trĩ để lâu không điều trị dễ dẫn đến hoại tử, viêm loét. Nguy hiểm hơn có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
  • Thiếu máu: Trĩ nội gây chảy máu hậu môn. Nếu không điều trị có thể dẫn đến mất máu, thiếu máu trầm trọng.
  • Chức năng hậu môn rối loạn: Hậu môn có thể bị co lại, khiến cho việc đi đại tiện gặp khó khăn. Cơ hậu môn bị xâm lấn, khiến người bệnh bị mất tự chủ khi đi đại tiện. 
  • Bệnh về da: Trĩ nội tiết dịch nhầy xung quanh hậu môn, khiến vùng da ở xung quanh hậu môn bị kích thích, kích ứng, dẫn tới các bệnh về da.
  • Rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ nội để lâu sẽ khiến người bệnh bị đau lưng dưới, đau nhức xương, khiến thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn.

Tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ nội theo từng cấp độ

Sau khi đã giải đáp được vấn đề làm sao biết bị trĩ nội. Tùy thuộc vào từng cấp độ nặng nhẹ của bệnh trĩ nội mà có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả. Cấp độ nhẹ, việc chữa trị đơn giản. Cấp độ nặng hơn thì áp dụng cách chữa bằng thuốc đặc trị hoặc tiểu phẫu, phẫu thuật.

1. Cách chữa bệnh trĩ nội cấp độ 1, 2 tại nhà

Cấp độ 1, 2 bệnh trĩ nội còn ở giai đoạn nhẹ, nên áp dụng cách điều trị ngay tại nhà bằng bài thuốc từ thiên nhiên. Các nguyên liệu chữa trĩ nội được làm từ thiên nhiên nên khá an toàn, áp dụng thời gian dài mà không sợ tác dụng phụ. Cụ thể: 

Sử dụng rau diếp cá

Công dụng: Tinh chất Quercetin cùng Isoquercetin có khả năng làm bền mao mạch, hỗ trợ chữa trị các dấu hiệu bệnh trĩ nội hiệu quả.

Tiến hành cách chữa: 

  • Sử dụng khoảng 100g rau diếp cá rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối.
  • Cho vào cối giã nhỏ, dùng để đắp lên vùng bị trĩ
  • Áp dụng hàng ngày, các biểu hiện trĩ nội giảm đi rõ rệt

Làm sao biết bị trĩ nội và hướng điều trị theo từng cấp độ bệnh

Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà

Sử dụng lá trầu không 

Công dụng: Kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị các dấu hiệu bệnh trĩ nội khá tốt. Khi sử dụng lá trầu không để chữa trĩ, người bệnh thực hiện theo các bước:

  • Sử dụng nắm lá trầu không rửa thật sạch
  • Cho lá trầu không vào nồi nước sôi, cho thêm chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn
  • Dùng nước này để xông rửa búi trĩ, khi nước ấm thì vệ sinh hậu môn

Lưu ý: Nếu sử dụng các bài thuốc dân gian một thời gian không có hiệu quả. Người bệnh nên ngừng lại, tốt nhất đi gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến.

2. Điều trị triệu chứng bệnh trĩ nội cấp độ 3, 4

Làm sao biết bị trĩ nội độ 3, 4 để điều trị kịp thời là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Thực tế, ở giai đoạn 3, 4 các triệu chứng của trĩ nội khá nặng: búi trĩ lòi ra ngoài nhiều, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện cũng nhiều hơn,...

Đối với giai đoạn này, nếu việc sử dụng thuốc không phát huy tối đa tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp tiểu phẫu hay phẫu thuật. 

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, ra đời rất nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, trong đó không thể không nhắc tới: phương pháp laser, phương pháp Longo, phương pháp Ferguson,...

Cấp độ 3, 4 của trĩ nội không thể tự điều trị tại nhà, bắt buộc phải tới bệnh viện. Với trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bác sĩ sẽ xác định bệnh để có hướng điều trị tốt nhất.

Làm sao biết bị trĩ nội và hướng điều trị theo từng cấp độ bệnh

Ngoài ra, người bệnh trĩ nội cần phải kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học, lành mạnh. Có như vậy việc điều trị mới mang lại kết quả tốt nhất. Cụ thể:

  • Tạo cho mình một tâm thế thoải mái thật sự, đừng quá lo lắng, mệt mỏi thì các triệu chứng trĩ nội sẽ được cải thiện rõ rệt
  • Hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu. Nếu trong trường hợp công việc bắt buộc phải vậy, cứ 1 – 2 tiếng người bệnh nên đi lại, vận động nhẹ nhàng.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, trong bữa ăn nên tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi. Nên hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích,... khiến triệu chứng bệnh nặng hơn.
  • Tăng cường vận động nhẹ nhàng để nhu động ruột hoạt động hiệu quả, tăng cường sức đề kháng,... từ đó, việc chữa bệnh có kết quả tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị.

Qua những điều ở trên, người bệnh đã có thể giải đáp vấn đề làm sao biết bị trĩ nội độ 1 hay độ 2, độ 3, độ 4. Việc xác định rõ từng cấp độ bệnh giúp ích rất nhiều cho việc điều trị hiệu quả. Để đặt lịch hẹn khám từ Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, người bệnh có thể thực hiện theo 3 cách:

  • Đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến]
  • Gọi đến đường dây nóng 0243.9656.999

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối