Viêm bàng quang mãn tính và cách điều trị không lo tái phát

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 157 lượt bình chọn

Viêm bàng quang là bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ bài tiết. Viêm bàng quang mãn tính chiếm trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Vậy, cách điều trị nào giúp “xóa tan” bệnh lý viêm nhiễm bàng quang. Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Bệnh viêm bàng quang mãn tính là gì?

Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm do: virus, vi khuẩn họ đường ruột (E.coli) gây ra. 

Viêm bàng quang thường gặp ở những đối tượng: Có thói quen nhịn tiểu, quan hệ tình dục không lành mạnh, không an toàn. Những người không giữ gìn bộ phận sinh dục sạch sẽ. Những người mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa/nam khoa,...

Viêm bàng quang mãn tính

Viêm bàng quang mãn tính

Bệnh viêm bàng quang được chia làm 2 loại: Viêm bàng quang cấp và mãn tính. 

Viêm bàng quang mãn tính là giai đoạn sau của bệnh, khi mà việc chữa trị viêm bàng quang cấp không đạt hiệu quả như mong muốn. Lúc này, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, dễ nhận biết hơn: 

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, dòng nước tiểu yếu
  • Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc màu đục
  • Đi tiểu ra máu
  • Vùng bụng dưới căng tức, luôn có cảm giác muốn tiểu nhưng không tiểu được
  • Thắt lưng đau mỏi, vùng chậu đau do bàng quang đầy

Tại sao viêm bàng quang mãn tính ngày một nặng hơn?

Tại sao viêm bàng quang mãn tính ngày một nặng hơn? Vài năm trở lại đây, số người bị viêm nhiễm bàng quang ngày một gia tăng. Thế nhưng, đa số bệnh nhân không trả lời được chính xác câu hỏi này.

Thực tế, viêm bàng quang cũng như các bệnh lý đường tiết niệu – sinh dục có rất nhiều nguyên nhân.

  • Do vi khuẩn: E.coli, tụ cầu, trực khuẩn, lao,... gây ra. Trong đó, vi khuẩn E.coli là yếu tố phát sinh bệnh viêm bàng quang hàng đầu.
  • Viêm bàng quang cấp tính không được chữa trị kịp thời và dứt điểm
  • Tắc nghẽn bài tiết nước tiểu, khiến lượng nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang
  • Ngoài ra, do nhiều người bị tình trạng trào ngược nước tiểu

Vì sao cần điều trị viêm bàng quang mãn tính dứt điểm?

Điều trị viêm bàng quang mãn tính dứt điểm luôn là ưu tiên hàng đầu của đội ngũ bác sĩ. Lý do rất đơn giản, căn bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Thiếu máu

Thiếu máu

  • Gây thiếu máu: Thường xuyên đi tiểu ra máu kéo dài với số lượng nhiều, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu trầm trọng. Nhiều trường hợp còn bị ngất xỉu,...
  • Gây vô sinh – hiếm muộn: Bàng quang có cấu tạo gần với bộ phận sinh sản của nam và nữ giới nên dễ lây lan viêm nhiễm.
  • Khi bộ phận sinh sản của nữ: Âm đạo, tử cung, buồng trứng,... và bộ phận sinh sản của nam: tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, mào tinh,... bị nhiễm trùng nặng, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn là rất cao.
  • Xuất huyết bàng quang: Biến chứng này trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh với tỷ lệ tử vong rất cao
  • Nhiễm trùng thận: Thậm chí là nhiễm trùng thận vĩnh viễn, thận có nguy cơ hoại tử, phải cắt bỏ.

Có chữa dứt điểm viêm bàng quang mãn tính được không?

Trước mức độ nguy hại của bệnh, rất nhiều người hoang mang, lo lắng liệu có chữa dứt điểm viêm bàng quang mãn tính được không? Đối với câu hỏi này, bác sĩ CKII Trương Phú Hải – Nguyên Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa Hà Nội chia sẻ:

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ và phát triển của khoa học – công nghệ, bệnh viêm bàng quang cấp và mãn tính đã có thể chữa khỏi nếu can thiệp điều trị sớm, điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, quan trọng là bệnh nhân phải lựa chọn chính xác địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng, tránh để tình trạng “tiền mất tật mang” xảy ra.”

Phác đồ điều trị viêm bàng quang mãn tính hiệu quả nhất

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị viêm bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Có như vậy, phác đồ mới chuẩn xác, phù hợp từng đối tượng bệnh nhân.

Cách chẩn đoán viêm bàng quang thông qua 4 bước:

Soi bàng quang

Soi bàng quang

  • Bước 1. Xét nghiệm và phân tích nước tiểu
  • Bước 2. Soi bàng quang
  • Bước 3. Hình ảnh
  • Bước 4. Chụp X-quang hoặc siêu âm

Sau khi chẩn đoán xong, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Hiện nay, có 3 phác đồ điều trị viêm bàng quang hiệu quả, được tin tưởng sử dụng nhiều nhất là:

1. Điều trị thông thường

Đối tượng áp dụng: Những trường hợp người bệnh không có triệu chứng, qua xét nghiệm không thấy có sự xuất hiện của vi khuẩn trong nước tiểu. 

Cách chữa trị: Không cần sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ cần điều trị chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý.

2. Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Đối tượng áp dụng: Viêm bàng quang mãn tính do vi khuẩn.

Cách chữa trị: Bác sĩ xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn có trong nước tiểu. Sau đó chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng thích hợp.

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Đối tượng áp dụng: Người bị viêm bàng quang mãn tính, sỏi bàng quang hoặc tắc nghẽn cổ bàng quang.

Cách chữa trị: Phẫu thuật để loại bỏ viêm nhiễm, loại bỏ sỏi tại bàng quang. Nếu trường hợp bị tắc nghẽn phẫu thuật sẽ giúp làm lưu thông đoạn mạch nghẽn này.

Tìm hiểu cách chữa viêm bàng quang mãn tính tại nhà

Cách chữa viêm bàng quang tại nhà là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Ưu điểm của phương pháp: Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian đi thăm khám bệnh, độ an toàn và lành tính cao.

  • Uống nhiều nước hàng ngày

Nên uống đủ lượng nước trong ngày (1,5 – 2 lít nước). Điều này giúp hệ bài bài tiết hoạt động tốt hơn, đẩy nước tiểu ứ đọng trong bàng quang ra ngoài. 

Lưu ý: Người bệnh chỉ nên uống nhiều nước vào ban ngày. Uống quá nhiều nước buổi tối sẽ gây ra hiện tượng tiểu đêm, giấc ngủ không được trọn vẹn.

Uống nhiều nước hàng ngày

Uống nhiều nước hàng ngày

  • Bổ sung các loại nước ép hoa quả

Nước ép dâu tây, nước ép việt quất, nước ép dâu tằm ,... là những loại nước ép nên dùng khi bạn đang muốn chữa viêm bàng quang ngay tại nhà.

Công dụng: Những loại nước ép này giống như một loại hoạt chất kháng sinh có tác dụng chống viêm khá tốt, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể người bệnh.

  • Sử dụng tỏi

Công dụng: Trong tỏi có thành phần kháng sinh cực mạnh tên Allicin có thể tiêu diệt vi khuẩn E.coli.

Cách thực hiện: Nên ăn từ 3-5 tép tỏi sống để điều trị bệnh viêm bàng quang. Nếu bạn không thể ăn tỏi sống, hãy bổ sung tỏi trong món ăn hàng ngày.

  • Bổ sung thực phẩm giàu probiotic 

Các thực phẩm như sữa chua, kem chua, dưa cải muối,... 

Tác dụng: Những thực phẩm này có các loại vi khuẩn có lợi sẽ ngăn chặn, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường tiết niệu.

  • Chườm nóng bụng và giữ ấm chân

Cách thực hiện: Sử dụng khăn nóng hoặc nước ấm chườm lên bụng để giảm bớt cơn đau do viêm bàng quang gây ra. 

Chườm nóng bụng

Chườm nóng bụng

Ngoài chườm ấm bụng, nên giữ cho lòng bàn chân không lạnh bằng cách ngâm nước ấm trước khi đi ngủ.

  • Ăn các món ăn có nấm

Thành phần của nấm: Chứa chất giống như aspirin

Công dụng: kháng viêm hiệu quả, hạn chế phát tán vết thương, vết lở loét,...

  • Hạn chế việc tập luyện thể thao

Tập luyện thể dục thể thao quá mạnh sẽ gây ra áp lực lên vùng bàng quang. Tạo điều kiện cho các vi khuẩn lan rộng ra các vùng lân cận.

Cách tốt nhất: Nên dành thời gian rảnh nghỉ ngơi, thư giãn.

7 bài thuốc chữa viêm bàng quang mãn tính bằng đông y

Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc chữa viêm bàng quang mãn tính được mọi người truyền tai nhau. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này, có thể tham khảo 7 bài thuốc chữa viêm bàng quang bằng đông y tốt nhất dưới đây.

Bài thuốc 1. Chữa viêm bàng quang bằng diếp cá

Tác dụng: Diếp cá được coi là kháng sinh tự nhiên, rất tốt trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. 

Nguyên liệu: 60g diếp cá tươi, 30g kim tiền thảo, 15g hạt mã đề. 

Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem sắc cùng 500ml nước. Chia ra uống 2 lần/ngày. Uống trong 10 ngày liên tục.

Bài thuốc 2. Chữa viêm bàng quang bằng râu ngô

Râu ngô là vị thuốc tuyệt vời với giá thành rẻ. Ngoài công dụng uống trà râu ngô để lợi tiểu, người bệnh có thể kết hợp râu ngô với các vị thuốc khác.

Nguyên liệu: 100g râu ngô, 50g mã đề, 50g rau má, 50g ý dĩ, 40g sài đất

Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem sắc cùng 500ml nước. Chia đều ra uống 2 lần/ngày. Uống liên tục trong 2-3 tuần.

Bài thuốc 3. Chữa viêm bàng quang bằng cây sài đất

Nguyên liệu: 30g cây sài đất tươi, 20g bồ công anh, 20g mã đề, 16g cam thảo

Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem sắc cùng 500ml nước. Uống hàng ngày 2 lần. Uống liên tục 1 liệu trình 7 ngày.

Bài thuốc 4. Chữa viêm bàng quang bằng ngải cứu

Nguyên liệu: 45g ngải cứu để cả rễ, 15g rễ cỏ tranh, 15g cỏ seo gà, 10g mật ong.

Chữa viêm bàng quang bằng ngải cứu

Chữa viêm bàng quang bằng ngải cứu

Cách thực hiện: Trộn đều ngải cứu, rễ cỏ tranh, cỏ seo gà cho vào nồi nước. Đun sôi 15 đến 20 phút. Sau khi đun sôi, hòa với mật ong uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần trước bữa ăn.

Bài thuốc 5. Chữa viêm bàng quang bằng bồ công anh

Nguyên liệu: Bồ công anh 20g, mã đề 16g, rau má 12g, thài lài tía 12g, cam thảo dây 12g, mộc thông 12g. 

Cách thực hiện: Đem những vị thuốc trên sắc lấy thuốc. Uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 7 ngày. 

Bài thuốc 6. Chữa viêm bàng quang bằng rau má

Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 10g, rau má 15g, rễ đậu biếc 5g, rau diếp cá 5g. 

Cách thực hiện: Đem những vị thuốc trên sắc lấy thuốc. Uống ngày 1 thang, chia 3 lần để uống. Sắc thuốc để uống liên tục 3 đến 5 ngày.

Lưu ý: Uống khi thuốc còn ấm là tốt nhất. 

Bài thuốc 7. Chữa viêm bàng quang bằng hoàng cầm

Nguyên liệu: Lá tre 16g, hoàng cầm 12g, mộc thông 12g, sinh địa 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 12g. 

Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi các triệu chứng của viêm bàng quang biến mất hoàn toàn.

Khuyến cáo: Những bài thuốc chữa viêm bàng quang bằng đông y thường có tác dụng hiệu quả ngay sau một liệu trình. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải thường xuyên dành thời gian sắc thuốc, không thuận tiện cho người có công việc bận. 

Hi vọng với những thông tin về viêm bàng quang mãn tính đã phần nào giải đáp thắc mắc của bệnh nhân. Để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết hơn, các bạn xin vui lòng bấm gọi hotline 0243.9656.999 hoặc [Tư Vấn Trực Tuyến] để bác sĩ CKII Trương Phú Hải – Nguyên Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa Hà Nội tư vấn. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối