Cách nhận biết bệnh trĩ: Trĩ nội, trĩ ngoại khi nào cần đi khám?

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 844 lượt bình chọn

Trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng rất phổ biến gây ra nhiều khó chịu và nguy hiểm vô cùng nếu không biết cách nhận biết bệnh trĩ từ sớm để đi gặp bác sĩ kịp thời. Hãy cùng Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng tham khảo thông tin triệu chứng của bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ nội, trĩ ngoại nói riêng. 

Trĩ nội, trĩ ngoại khác nhau như thế nào? 

Bệnh trĩ không gây ra nguy hiểm chết người nhưng có mức độ phổ biến từ 50 - 70% dân số nước ta. Bệnh gây ra nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và tâm lý của người bệnh rất nhiều. Cách nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đơn giản như sau: 

  • Trĩ là bệnh lý xuất hiện khi các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn - trực tràng bị giãn rộng, sưng to lên do áp lực gọi là búi trĩ.
  • Khi xuất hiện ở trong ống trực tràng - gọi là trĩ nội.
  • Khi búi trĩ hình thành và xuất hiện ở vùng da ngoài rìa hậu môn được gọi là trĩ ngoại. 

Trĩ nội và trĩ ngoại sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau qua từng thời kỳ của bệnh lý. Tuy nhiên nhìn chung người bị bệnh trĩ sẽ cảm thấy các dấu hiệu như sưng và đau hậu môn khi ngồi và khi đi vệ sinh, cảm giác hậu môn ẩm ướt, bị ngứa rát và chảy máu.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Cách nhận biết bệnh trĩ nội, trĩ ngoại 

Do vị trí hình thành và gây bệnh khác nhau nên triệu chứng và cách nhận biết bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cũng khác nhau khá nhiều:

1. Phân loại bệnh trĩ nội  

Trĩ nội xuất hiện khi các tĩnh mạch ở cuối trực tràng bị giãn, theo thời gian bị áp lực từ phía trong đẩy xuống tạo thành cục thịt thừa và theo trọng lực thò ra ngoài hậu môn theo cấp độ bệnh. Khi bị trĩ nội người bệnh không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy và không thể cảm nhận được vì búi trĩ nằm sâu trong ống trực tràng và chỉ sa ra ngoài khi đến cấp độ 3, 4 khi đại tiện. 

Các dấu hiệu nhận biết rõ bạn đã mắc trĩ nội: 

  • Ở cấp độ 1: Bạn nhận thấy hậu môn ẩm ướt hơn bình thường do tăng tiết dịch nhầy từ búi trĩ nội mới hình thành. Có thể đại tiện ra máu do phân va chạm và làm xước búi trĩ và ống hậu môn. Thường bị táo bón hoặc tiêu chảy. 
  • Ở cấp độ 2: Cảm nhận cộm cứng ở hậu môn nhưng không đau. Đại tiện ra máu cùng cảm giác mót rặn và đại tiện không hết. Hậu môn ẩm ướt và búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài khi ngồi đại tiện nhưng tự thu lên được. 
  • Ở cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài rõ ràng có thể cần lấy thay đẩy lên mới tự tụt vào hậu môn được. Khi này cảm giác ngứa ngáy rõ hơn khi búi trĩ sa ra ngoài có thể bị viêm nhiễm và loét, chảy máu và mưng mủ. 
  • Ở cấp độ 4: Búi trĩ đổi màu, thường trực ở bên ngoài hậu môn chèn ép phân gây táo bón và khó đại tiện. Bệnh nhân càng cố đại tiện càng bị chảy máu, ngứa và đau đớn. 

Biến chứng khi không chữa trĩ nội 

  • Búi trĩ nội ban đầu chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đại tiện và gây áp lực tinh thần lên người bệnh.
  • Tuy nhiên theo thời gian và mức độ trĩ sa búi trĩ gây tắc mạch, búi trĩ bị viêm nhiễm, sưng đau và đại tiện ra máu lượng lớn gây thiếu máu toàn thân. 
  • Trĩ nội dễ dẫn đến các bệnh lý khác trong ống hậu môn và tiềm ẩn nguy cơ gây ra ung thư hậu môn. 
  • Búi trĩ thò ra thụt vào thường xuyên gây nhiễm khuẩn trong ống hậu môn và gây ngứa ngáy, viêm loét, chảy máu. 

2. Phân loại bệnh trĩ ngoại 

Bệnh trĩ ngoại hình thành và phát triển ở rìa hậu môn nên dễ nhận biết cũng như gây ra nhiều đau đớn hơn cho bệnh nhân. 

Các triệu chứng dễ nhận biết khi bị trĩ ngoại 

  • Trĩ ngoại khi bắt đầu: Xuất hiện khối hậu môn sưng và gây vướng víu ở hậu môn, khi va chạm với quần gây ra đau đớn, tổn thương, chảy máu khi đại tiện. Hậu môn luôn ướt át, mùi hôi, ngứa ngáy và đau khi đi đại tiện. 
  • Trĩ ngoại chuyển biến nặng: Búi trĩ sưng to chèn ép hậu môn. vướng và đau khi đại tiện đồng thời có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm sưng đỏ, viêm loét chảy máu. Búi trĩ đổi màu sang tím, hồng nhạt...gây đau đớn nghiêm trọng cho bệnh nhân. 

Ảnh hưởng của trĩ ngoại 

Bị bệnh trĩ ngoại không điều trị gây bất tiện trong sinh hoạt và gây ra các hệ luỵ nghiêm trọng hơn như:

  • Gây tắc hậu môn, tắc mạch hậu môn do búi trĩ sưng to chèn ép gây khó đại tiện.
  • Viêm loét, hoại tử hậu môn, hoại tử búi trĩ do búi trĩ ở ngoài tiếp xúc với môi trường bị nhiễm khuẩn lại không được điều trị ảnh hưởng chức năng hậu môn. 
  • Búi trĩ ngoại gây ra viêm nhiễm lan sang bộ phận sinh dục và ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. 
  • Trĩ ngoại gây ra áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn và khiến cho hậu môn bị tổn thương vĩnh viễn. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

Nên làm gì khi phát hiện ra bệnh trĩ?

Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi và cách nhận biết bệnh trĩ nội và ngoại. Khi gặp bác sĩ bạn sẽ được hỗ trợ để biết rằng:

  • Mình có đang thật sự bị trĩ không hay các bệnh lý hậu môn trực tràng khác để được CHỮA ĐÚNG BỆNH.
  • Mình đang bị bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại, ở mức độ bệnh nặng hay nhẹ từ đó có phương án điều trị và cải thiện càng sớm càng tốt. 
  • Được trao đổi với bác sĩ có chuyên môn về hậu môn trực tràng và được đưa ra các câu hỏi, mong muốn phương pháp chữa bệnh phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình. 
  • Được lên phác đồ điều trị chuyên nghiệp mang lại hiệu quả ngay từ lần đầu tiên điều trị, tăng khả năng lành bệnh và giảm tỷ lệ biến chứng. 

Hiện nay trĩ thường được điều trị theo 2 phương pháp chính là (1) Bảo tồn - tức là sử dụng các phương pháp nội khoa như thuốc uống, thuốc bôi để không khiến cho bệnh tiến triển thêm, cố gắng giữ mức độ như hiện tại và cải thiện (2) Phẫu thuật: Thực hiện cắt trĩ bằng nhiều phương pháp khi bệnh đã nặng và búi trĩ không thể tự co lên. 

Mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm khác nhau cũng như phù hợp với nhóm đối tượng khác nhau. Liên hệ 0222 730 2022 mô tả triệu chứng để được các chuyên gia tư vấn về bệnh trĩ của bạn. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

 

Cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả - Lời khuyên từ chuyên gia

Cách nhận biết bệnh trĩ sớm rất đơn giản và những cách phòng tránh bệnh trĩ cũng không quá phức tạp:

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người ngồi nhiều, thiếu vận động và có chế độ ăn thiếu chất xơ. Vậy nên bạn cần hoạt động nhiều hơn, bổ sung các loại rau giàu chất xơ để tránh bị táo bón. Tập thói quen đi vệ sinh theo giờ cố định và tránh rặn mạnh khi khó đại tiện; cố gắng đi vệ sinh ngay khi có cơn buồn đại tiện vì nếu nhịn đại tiện kéo dài áp lực lên ống hậu môn rất dễ hình thành trĩ kể cả khi đã thực hiện cắt trĩ rồi. Uống nhiều nước lọc giúp thận làm việc tốt hơn đồng thời giúp quá trình tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn. Tránh ngồi quá lâu, thường sau 1 tiếng ngồi nên đứng lên vận động từ 5 - 10 phút, tập thể thao nhẹ nhàng từ 30 phút - 1 tiếng mỗi ngày. 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Bạn đã biết cách nhận biết bệnh trĩ qua bài viết này chưa? Nếu vẫn còn câu hỏi thắc mắc hãy gọi đến 0243.9656.999 để được trợ giúp hoặc đặt câu hỏi tại box chat ngay trên trang web của Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng TẠI ĐÂY. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối