Quy trình đặt vòng tránh thai và những vấn đề cần lưu ý

Điểm trung bình: 4.2/5
Bài viết có ích: 839 lượt bình chọn

Quy trình đặt vòng tránh thai như thế nào, có phức tạp không, có đau không…là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Đặt vòng tránh thai là một trong nhiều biện pháp ngừa thai an toàn hiệu quả cao, giá thành lại phù hợp kinh tế nên được nhiều chị em áp dụng. Vậy đặt vòng tránh thai thực hiện như thế nào, cần lưu ý những vấn đề gì sẽ được chia sẻ ngay dưới đây.

Tìm hiểu phương pháp đặt vòng tránh thai 

Trước khi tìm hiểu quy trình đặt vòng tránh thai chị em có thể cần hiểu rõ đặt vòng tránh thai là thế nào và áp dụng cho đối tượng nào. Đặt vòng tránh thai là việc đặt thiết bị hình chữ T vào cổ tử cung nhắn ngăn cản tinh trùng gặp trứng đồng thời ngăn chặn trứng làm tổ.

Hiện nay, có hai loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến với cơ chế hoạt động khác nhau: 

  • Vòng tránh thai chứa đồng: Đồng được giải phóng vào khoang tử cung, kích thích làm tăng phản ứng viêm, gây cơn co thắt tử cung ngăn chặn trứng làm tổ. Đồng cũng làm thay đổi mặt sinh hóa của chất nhầy cổ tử cung, chất nhầy trở nên đặc lại ảnh hưởng đến khả năng sống của tinh trùng. 
  • Vòng tránh thai nội tiết: Chứa progesterone hàm lượng cao ngăn cản hoạt động tuần hoàn nội mạc tử cung, gây ức chế rụng trứng hoặc khiến trứng đã thụ tinh khó làm tổ.

Đặt vòng tránh thai cho hiệu quả ngừa thai cao đến 99%, thời hạn sử dụng cũng có thể kéo dài đến 10 năm (tùy loại vòng). Tuy vậy, không phải ai cũng có thể đặt vòng mà sẽ có chống chỉ định để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm: 

  • Nữ giới đang có bầu hoặc nghi ngờ bản thân đang mang bầu.
  • Phụ nữ có tiền sử viêm vòi trứng phần phụ không nên đặt vòng.
  • Phụ nữ mới trái qua sinh nở.
  • Phụ nữ bị thiếu máu hay mắc chứng rối loạn đông máu. 
  • Phụ nữ đang nghi ngờ mắc ung thư hoặc các bệnh phụ khoa nguy hiểm như polyp tử cung, u xơ cổ tử cung,...
  • Người đang bị viêm nhiễm phụ khoa cấp tính hoặc mãn tính. 
  • Người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thiếu máu…
  • Người có tiền sử chửa ngoài tử cung hay rối loạn kinh nguyệt.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Quy trình đặt vòng tránh thai chuẩn Y tế

Quy trình đặt vòng tránh thai cần tuân thủ theo quy định Y tế, cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đảm bảo vô trùng tránh gây ra những ảnh hưởng không đáng có. 

Quy trình đặt vòng tránh thai nên được thực hiện khi nào? 

Theo bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai là sau khi sạch kinh và chưa quan hệ tình dục trở lại. Bởi lúc này, cổ tử cung còn mở và khá trơn tru nên sẽ dễ dàng đặt vòng hơn, quá trình đặt vòng sẽ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. 

Với trường hợp chị em sau sinh, nhất là sinh thường sẽ cần chờ khoảng 6 tuần mới nên đặt vòng, còn chị em sinh mổ cần chờ khoảng 3 tháng. Do đó, chị em cần lưu ý thời điểm đặt vòng tránh thai cho phù hợp để tránh gây khó chịu cũng như đạt được hiệu quả cao hơn. 

Quy trình đặt vòng tránh thai như thế nào?

Các bước thực hiện trong quy trình đặt vòng tránh thai như sau:

  • Bước 1: Tư vấn trước khi đặt vòng tránh thai 

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích, tư vấn về việc đặt vòng tránh thai đến chị em. Cung cấp thông tin lợi, hại và tác dụng phụ có thể gặp phải khi đặt vòng giúp chị em nắm rõ và quyết định có nên lựa chọn đặt vòng hay không, nên lựa chọn đặt loại vòng nào.

  • Bước 2: Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát vùng kín và cơ quan vùng chậu. Nếu không có viêm nhiễm và sức khỏe đảm bảo sẽ được thực hiện đặt vòng tránh thai sau đó.

  • Bước 3: Thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai 

- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng được khử trùng sạch sẽ mở âm đạo. 

- Đo kích thước khu vực tử cung

- Nếu cần thiết có thể cân nhắc dùng thuốc tê, tiến hành đưa vào vòng tránh vào tử cung. Khi vòng đã nằm trong tử cung và đảm bảo không bị lệch thì sẽ tự bung và mở ra thành hình chữ T. 

Quá trình đặt vòng được thực hiện chỉ trong 10 phút. Ngay sau khi đặt vòng xong, chị em có thể thấy hơi tức và khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi sau một thời gian ngắn, trở lại bình thường sau đó. 

  • Bước 4: Kiểm tra và tái khám sau đặt vòng

Thông thường sau đặt vòng, chị em có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi tình trạng sức khỏe sau đặt vòng. 

Tái khám đúng lịch hẹn, nếu trước đó nhận thấy tình trạng bất thường như đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo nhiều…cần nhanh chóng đi thăm khám. 

Kiểm tra định kỳ hàng tháng để đảm bảo vòng tránh thai không bị lệch, không bị dịch chuyển sang vị trí khác.

Chú ý chăm sóc sức khỏe vùng sinh dục cẩn thận sau đặt vòng. Sử dụng băng vệ sinh sau khi đặt vòng phòng khả năng âm đạo chảy máu.  

Quy trình đặt vòng tránh thai có đau không? 

Đa số chị em đều nghĩ rằng, khi thực hiện quy trình đặt vòng tránh thai sẽ có cảm giác nhói, sau đó sẽ nhanh chóng kết thúc khi đã đặt vòng xong. Quy trình thực hiện chỉ mất khoảng 15 phút, đơn giản và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi đặt vòng, chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám cụ thể trước khi đặt vòng. 

Tương tự như lúc đặt vòng, khi tháo vòng tránh thai chỉ gây cảm giác nhẹ, thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Do đó, chị em đang muốn đặt hoặc tháo vòng tránh thai mà lo sợ bị đau thì có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp giảm đau hiệu quả.

[Shortcode bác sĩ Vân]

 

Những lưu ý trong quy trình đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai hiệu quả cao, thời hạn sử dụng lâu có thể đến 10 năm. Tuy nhiên, trong quy trình đặt vòng tránh thai vẫn có thể gây ra một số biến chứng bao gồm: 

  • Viêm nhiễm phụ khoa sau đặt vòng, nhất là trường hợp chị em đặt vòng tại cơ sở y tế không uy tín. 
  • Đặt vòng có thể gây tác dụng phụ tùy cơ địa mỗi người như tăng cân, căng tức ngực, nám da, tâm sinh lý thay đổi…
  • Tình trạng chảy máu âm đâọ sau đặt vòng có thể xảy ra, tuy nhiên có trường hợp bị ra máu kéo dài. Chị em gặp phải tình trạng này cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa để được tư vấn khắc phục phù hợp. 
  • Nếu sau khi đặt vòng, chị em có cảm giác ngứa ngáy ra nhiều dịch xanh vàng có mùi hôi khó chịu, nên đi thăm khám và tháo vòng vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không hợp hoặc đang bị dị ứng với vòng ngừa thai,. 
  • Thận trọng với trường hợp vòng tránh thai bị lệch hoặc tụt sâu bên trong tử cung. Chị em có thể tự kiểm tra tình trạng vòng tránh thai bằng cách dùng ngón tay đưa vào sâu bên trong âm đạo, nếu chạm được vào vòng thì chứng tỏ vòng tránh thai đang nằm đúng chỗ. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Trên đây bác sĩ đã chia sẻ các bước cụ thể trong quy trình đặt vòng tránh thai an toàn. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang là địa chỉ đặt vòng tránh thai uy tín ở Hà Nội, được Sở Y tế cấp phép, an toàn đảm bảo vô trùng, chi phí hợp lý với nhiều ưu đãi giảm giá. Để đặt lịch khám, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để bác sĩ tư vấn ngay.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối