Phụ nữ sau khi đặt vòng có thai không, làm sao để phát hiện?

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 673 lượt bình chọn

Đặt vòng có thai không, do nguyên nhân nào là một số thắc mắc được khá nhiều cặp đôi quan tâm hiện nay. Bởi, mặc dù đặt vòng là một biện pháp ngừa thai hiệu quả, nhưng tỷ lệ thành công vẫn chưa được khẳng định hoàn toàn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và những điều nên làm để phòng ngừa rủi ro sau khi đặt vòng tránh thai trong bài viết dưới đây bạn nhé. 

Chuyên gia giải đáp: Liệu phụ nữ sau khi đặt vòng có thai không?

Đối với vấn đề đặt vòng có thai không mà nhiều người mong muốn được làm sáng tỏ, trên thực tế, vòng tránh thai vẫn được biết đến như một trong các phương pháp kế hoạch hoá gia đình hữu hiệu, tuy nhiên tỷ lệ thành công chưa tới 100%. Chị em vẫn có thể mang thai sau khi thực hiện thủ thuật này mặc dù xác suất là rất thấp, chỉ chiếm 3 trong số 100 trường hợp.

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng nữ giới vẫn có bầu sau khi sử dụng vòng tránh thai là do vòng được đặt không đúng vị trí, bị lệch hoặc lún sâu vào tử cung, từ đó mất đi hiệu quả ngừa thai.

Trong trường hợp vòng tránh thai bị lệch khỏi vị trí ban đầu, nữ giới sẽ gặp một số triệu chứng điển hình như bụng đau âm ỉ, xuất huyết âm đạo kéo dài và thậm chí có thể nhiều hơn theo ngày, nhất là lúc quan hệ tình dục. 

Để tự mình kiểm tra vòng tránh thai, cách đơn giản nhất là chị em đưa ngón tay sạch vào bên trong âm đạo để tìm đến cổ tử cung, nếu không cảm nhận được dây vòng thì có khả năng cao vòng tránh thai đã bị lạc vị trí.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Dấu hiệu nào cho thấy phụ nữ đã đặt vòng nhưng vẫn có thai?

Đặt vòng có thai không, làm sao để phát hiện sớm? Không giống các biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai (đặc biệt là loại bằng đồng) thường ít gây ra thay đổi trong cơ thể nữ giới. Quá trình phóng noãn vẫn diễn ra như thường, nội mạc tử cung cũng phát triển dày lên và bong ra thành máu kinh nguyệt hàng tháng.

Trong thời gian đầu khi mới đặt vòng tránh thai, kinh nguyệt có thể ít hoặc nhiều hơn so với bình thường, nhưng chỉ sau một vài chu kỳ là trở lại trạng thái như cũ. Tuy nhiên, việc này có thể khiến chị em khó mà nhận biết được dấu hiệu mang thai sớm kể từ khi đặt vòng.

Bản chất của việc sử dụng vòng đặt tử cung để ngừa thai là không cho tinh trùng gặp trứng và không để trứng đã thụ tinh có cơ hội làm tổ. Thực tế đã ghi nhận, có một số ít phụ nữ gặp phải tình trạng đặt vòng rồi vẫn mang thai. Lúc này, chị em có thể phán đoán được khả năng dính bầu dựa vào các dấu hiệu nhận biết như: 

  • Trễ kinh nguyệt;
  • Xuất hiện dấu hiệu ốm nghén như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ;
  • Đau nhẹ vùng bụng dưới;
  • Có hiện tượng gia tăng thân nhiệt bất thường;
  • Chán ăn, ăn không ngon hoặc thèm ăn quá nhiều.

Nếu nhận thấy những biểu hiện này, chị em phụ nữ nên liên hệ tới các trung tâm, cơ sở y tế chuyên khoa sản hoặc bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách giải quyết.

Phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ gì nếu mang thai sau khi đặt vòng?

Đặt vòng có thai không, câu trả lời là có khả năng xảy ra mặc dù rất hiếm gặp. Hơn nữa, trong trường hợp vẫn đậu thai khi đã đặt vòng, chị em phụ nữ có nguy cơ gặp phải một số hệ luỵ khôn lường, có thể kể đến như sau:

  • Sảy thai

Một trong những mối nguy hàng đầu mà nữ giới phải đối mặt khi có thai trong thời gian đặt vòng chính là sảy thai, với tỷ lệ có thể lên tới 40-50%. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro này, chị em nên sớm đến cơ sở chuyên khoa để tiến hành tháo vòng tránh thai.

  • Nhiễm trùng

Nhiễm trùng khi mang thai đồng thời vòng tránh thai vẫn ở trong tử cung là một tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng nữ giới. Vòng tránh thai cần được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ để phòng ngừa các rủi ro đáng tiếc.

  • Sinh non

Theo nhiều báo cáo y khoa, việc mang bầu trong thời gian đặt vòng tránh thai khiến cho nữ giới có nguy cơ sinh thiếu tháng cao gấp 5 lần so với người thường. Nhằm hạn chế nguy cơ sinh non, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được tháo vòng tránh thai càng nhanh càng tốt.

  • Phơi nhiễm nội tiết tố

Đây là tình trạng giải phóng progestin của vòng tránh thai vào tử cung, gây nguy hiểm cho thai nhi. Dù chưa được chứng minh kỹ càng nhưng theo nhiều chuyên gia, thai nhi bị phơi nhiễm với nội tiết tố có nguy cơ cao sẽ bị khuyết tật bẩm sinh.

 

[Shortcode bác sĩ Vân]

 

Kiến nghị của bác sĩ cho phụ nữ mang thai sau khi đặt vòng

Với đáp án cho câu hỏi đặt vòng có thai không như trên, nếu gặp phải những dấu hiệu nghi ngờ có thai sau khi đặt vòng, các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) khuyên chị em hãy thực hiện những điều sau đây:

  • Sử dụng que thử thai

Việc dùng que thử thai là phương pháp kiểm chứng khả năng mang thai đơn giản tại nhà. Nếu vẫn còn nghi ngờ, chị em có thể đến phòng khám để thực hiện xét nghiệm nước tiểu để có kết quả chính xác hơn.

  • Gặp bác sĩ Sản khoa

Mang thai khi đặt vòng khiến phái nữ có nguy cơ cao chửa ngoài dạ con, đây là tình trạng gây ra nguy hại lớn đối sức khoẻ và tính mạng của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì vậy, chắc chắn chị em cần đi khám ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.

  • Tháo vòng tránh thai 

Sau khi xác định được chính xác sự hiện diện của bào thai và không có thai ngoài dạ con, bác sĩ có thể yêu cầu chị em lấy vòng khỏi tử cung để bảo toàn cơ thể người mẹ và thai nhi. Cách này sẽ giúp nữ giới có một thai kỳ khỏe mạnh, từ đó hạn chế gặp phải các biến chứng. 

Trái lại, nếu như việc tháo vòng vòng tránh thai nguy hiểm hơn cho người phụ nữ thì bác sĩ sẽ không chỉ định thực hiện thủ thuật này. Hiện nay, đã từng có một số trường hợp đứa trẻ vẫn chào đời bình thường vì khi còn là thai nhi đang phát triển, vòng tránh thai có thể bị đẩy ra ngoài.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đưa ra một số điều cần lưu ý để nữ giới có thể ngăn ngừa nguy cơ mang thai khi đặt vòng, cụ thể:

  • Phụ nữ đã đặt vòng tránh thai nên đi thăm khám phụ khoa và siêu âm tử cung khoảng 2 lần mỗi năm để phát hiện sớm những trường hợp tiềm ẩn rủi ro cho người sử dụng như vòng lệch, nằm sai chỗ,...
  • Chú ý đến hạn sử dụng của vòng tránh thai trung bình là từ 3-5 năm, sau thời hạn này thì nên gỡ bỏ hoặc thay thế vòng mới để đảm bảo an toàn. Nếu để lâu, vòng tránh thai có thể lún sâu vào thành tử cung và gây khó khăn hơn trong quá lấy ra, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nhớ dùng bao cao su mỗi lần quan hệ để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lý lây qua đường tình dục.
  • Sau khi mới đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi khoảng ngày, kiêng làm việc nặng trong 1 tuần và chỉ nên sinh hoạt tình dục trở lại sau 2 tuần.
  • Hãy tìm tới cơ sở thăm khám ngay nếu sau khi đặt vòng bị đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo quá nhiều, kèm theo sốt cao, đau vùng kín khi quan hệ,...

[Shortcode tư vấn 3]

 

Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc đặt vòng có thai không, hy vọng từ bài viết này, bạn sẽ trang bị thêm cho bản thân những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khoẻ. Mọi thắc mắc còn lại cần đến sự hỗ trợ giải đáp từ các chuyên gia, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối